Đơn vị chủ quản: Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO)
Thời gian: 2013 – 2017
Địa điểm: Hà Nội, Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên – Việt Nam
Nhà tài trợ: Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO)
Đơn vị triển khai: Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Sofies (Thụy Sĩ), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II), Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững tại Việt Nam (VnSAT), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cơ khí Viết Hiền.
Giới thiệu về dự án: Mục tiêu của dự án là giảm từng bước sự phát sinh của các chất thải công nghiệp và các phụ phẩm, bao gồm các vật liệu hữu cơ, cũng như thúc đẩy thực hiện sự bình ổn giá. Dự án nhằm ba mục đích: (1) cải thiện môi trường địa phương (ít chất thải và nước thải), (2) giảm thiểu khí nhà kính (GHG) (giảm tiêu thụ năng lượng và giảm phát thải khí metan) và (3) lợi ích kinh tế (hiệu quả tài nguyên và chất lượng sản phẩm có thể tốt hơn). Tại Việt Nam, dự án tập trung vào 02 ngành là lúa gạo và cà phê. Dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác của UNIDO-UNEP về Sử dụng Hiệu quả tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP) ở các nước đang phát triển và có nền kinh tế đang chuyển đổi.
Các hoạt động của dự án:
-
- Đánh giá tổng quan ngành lúa gạo và cà phê
- Đánh giá sơ bộ công ty trước khi lựa chọn
- Đánh giá nhanh RECP: 10 công ty/ngành
- Cung cấp 2 khóa tập huấn 3 ngày về đánh giá RECP cho ngành lúa gạo và cà phê theo phương pháp luận của UNIDO
- Đánh giá hoàn chỉnh RECP: 04 công ty/ngành
- Xác định dự án thí điểm: 04 dự án thí điểm trong ngành gạo
Các kết quả đạt được:
-
- Qua 4 năm triển khai, dự án đã hướng dẫn, hỗ trợ 10 doanh nghiệp chế biến gạo cùng 10 công ty chế biến cà phê thực hiện đánh giá hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn. Kết quả đã giúp các doanh nghiệp này tiết kiệm 1,08 triệu kwh/năm tương đương 80.000 USD, cắt giảm 621 tấn CO2/năm.
- Thành công nổi bật của dự án là đã thực hiện được mục tiêu của chương trình về chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường. Công ty Cơ khí Viết Hiền ở thành phố Buôn Ma Thuột không chỉ thành công trong tiếp nhận công nghệ nhiệt phân chuyển giao từ Thụy Sĩ, mà đã tự chế tạo thành công lò đốt quy mô công nghiệp theo công nghệ này để đốt vỏ cà phê. Sản phẩm của quá trình đốt này là nhiệt năng phục vụ quá trình sấy khô cà phê và than sinh học (biochar) có khả năng cải tạo đất mang lại hiệu quả cao.